Xét thấy tại các khu vực vùng ven lân cận với TP.HCM thì Đồng Nai, Bình Dương, vẫn đang là các địa phương có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ phát triển về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng và thu hút các nhà đầu Bất Động Sản. Theo các chuyên gia đánh giá thì đây là những khu vực bổ sung nguồn cung cho thị trường BĐS TP.HCM trong thời gian gần đây.
Mới đây, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm đã chỉ ra 3 khu vực có sự biến động mạnh về giá BĐS cũng như thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong thời gian qua.
Cụ thể, tại tỉnh Bình Dương mặc dù không sôi động như 10 năm trước nhưng đây vẫn đang là thị trường BĐS đối trọng của TP.HCM. Năm 2020, khi phân khúc căn hộ tại TP..HCM cạn kiệt nguồn cung thì Thành Phố Dĩ An, Thành Phố Thuận An, Thành Phố Thủ Dầu Một - Bình Dương xuất hiện loạt dự án nhà phố, shophouse thương mại, chung cư căn hộ phân khúc tầm trung cấp, có cả cao cấp đã bổ sung nguồn cung dồi dào cho TP.HCM. Kể từ thời điểm đó, đã có khá nhiều nhà đầu tư từ TP.HCM đã đổ về Bình Dương để đầu tư BĐS.
Riêng ở Bất Động Sản phân khúc đất nền tại Bình Dương thì điểm sáng nằm ở các khu vực như Bến Cát, Tân Uyên,...trong khi TP.Thủ Dầu Một, Thành Phố Mới thì giao dịch nhà phố khá tốt. Tại TP.Thuận An thì thị trường đa dạng hơn bao gồm cả đất nền, chung cư căn hộ, nhà phố, BĐS thương mại…
Một khu vực khác là Đồng Nai, theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, đây là khu vực thời gian qua có nhiều nhà đầu tư đổ về đây để mua BĐS. Nhất là thời điểm Sân Bay Quốc Tế Long Thành được triển khai xây dựng vào đầu năm 2021 đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư về đây tìm hiểu nhiều phân khúc như đất nền phân lô và đất nền, nhà phố, shophouse thương mại tại các dự án có chủ đầu tư uy tín có vị trí gần sân bay. Ngoài ra, các chủ đầu tư có dự án là các Khu Đô Thị (KĐT), Khu Dân Cư (KDC) có quy mô tại Nhơn Trạch, Biên Hòa cũng là tâm điểm để thu hút các nhà đầu tư cá nhân về đầu tư BĐS. Đây là khu vực được đánh giá cao về khả năng kết nối hạ tầng giao thông với TP.HCM và các khu đô thị vệ tinh lân cận. Hàng loạt dự án về giao thông hạ tầng đang được đầu tư bài bản chỉnh chu, mở rộng và nâng cấp… là trợ lực rất tốt cho thị trường BĐS phát triển vượt bậc.
Đặt câu hỏi, liệu thị trường BĐS Bình Dương có bão hòa khi thời gian qua nơi đây xuất hiện loạt dự án Bất Động Sản?, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt cho rằng, bão hòa nghĩa là cung – cầu không còn nữa, thị trường đứng im, điều này chưa đúng với thị trường BĐS nói chung, tỉnh Bình Dương nói riêng.
Giai đoạn năm 2007-2008, khi thị trường BĐS TP.HCM đóng băng, nhiều nhà đầu tư đổ về Bình Dương để mua BĐS, vì đất đai khu vực này thời điểm đó nhộn nhịp sôi động. Sau làn sóng đó, chủ yếu là nhà đầu tư mua, không có “người mua thực” nên các dự án mua xong đa số không có ai ở. Lúc đó, thị trường BĐS Bình Dương "hụt hẫng" về nhu cầu ở thực nên thị trường trở nên trầm lắng. Đến giai đoạn 2019-2020, đây lại là thị trường thay thế cho thị trường căn hộ ở TP.HCM, thu hút sự quan tâm của người mua thực và các Nhà Đầu Tư. Giai đoạn này đã có hơn 8.000 sản phẩm được chào bán ra thị trường.
Theo ông Kiệt, tính bền vững của thị trường BĐS phụ thuộc vào nhu cầu an cư thực. Lúc đầu có thể là làn sóng đầu tư nhưng sau đó phải là nhu cầu ở thực. Có như vậy, thị trường BĐS mới được phát triển bền vững.
Tuy vậy, nói thị trường BĐS Bình Dương đã bão hòa là không đúng. Thị trường này nhu cầu vẫn khá sôi động ở phân khúc đất nền (ở Tân Uyên, Bến Cát), căn hộ tầm trung (ở TP.Dĩ An, TP.Thuận An), thu hút đông đảo sự quan tâm của nhà đầu tư.
"Trong bối cảnh hiện nay, nói thị trường BĐS bão hòa là có nhìn nhận không thực tế. Có chăng, là sự dao động của thị trường, tương quan của xu hướng đầu tư và tốc độ phát triển hạ tầng giao thông chưa tương xứng của khu vực đó. Chẳng hạn, có khoảng thời gian, nhà đầu tư đã đầu tư vào BĐS nhưng tốc độ đầu tư hạ tầng chậm hơn một bước thì khi đó tốc độ giao dịch BĐS không được như kỳ vọng mong muốn của nhà đầu tư. Với BĐS, thị trường có nhiều yếu tố để tác động, nói bão hòa ở một khu vực nào đó lúc này là quá sớm, và chưa thực tế", ông Kiệt nhấn mạnh.