So với cùng kì năm 2020, tính đến thời điểm hiện tại giá thép đã đội giá tăng đến 40%, nhiều chủ đầu tư cũng như nhà thầu xây dựng phải tạm thời ngưng kế hoạch thi công nằm chờ nguyên vật liệu bình ổn giá.
Tình hình dịch Covid 19 kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế chung cả nước, kéo theo cơn bão giá của hầu hết tất cả các mặt hàng từ nhu yếu phẩm, chi phí đi lại cho đến nguyên vật liệu xây dựng cũng tăng chóng mặt, đặc biệt là vật liệu thép khiến nhiều chủ đầu tư, nhà thầu điêu đứng đành tạm ngưng xây dựng dự án nhằm giảm tối đa thiệt hại. Vì khi hình thành một dự án, chi phí xây dựng chiếm khoảng 60-70% trên tổng giá thành căn hộ, trong khi nguyên liệu thép đã chiếm 20-30% tổng chi phí xây dựng. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ hoàn thành dự án, không đi đúng với kế hoạch đã thống nhất ban đầu.
Ngậm ngùi chờ nguyên vật liệu bình ổn giá
Hiện nay, rất nhiều nhà thầu xây dựng đứng ngồi không yên khi đã ký hợp đồng trước khi vật liệu tăng giá, nếu không hoạch toán lại thì doanh nghiệp sẽ phải chịu khoản lỗ không hề nhỏ. Theo chia sẻ của 1 doanh nghiệp trong ngành xây dựng cho biết, các nhà thầu đang cố gắng làm việc lại với chủ dẩu tư để thỏa thuận làm lại bảng giá, hoặc phương án 2 là buộc tạm ngưng thi công chờ giá nguyên vật liệu hạ nhiệt. Nhưng trước mắt rất khó khăn cho các nhà thầu khi hợp đồng đã ký, vì không chủ đầu tư nào lại muốn bị tăng chi phí gây tổn thất cho chính mình.
Tìm gặp đại diện Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế và Xây dựng Việt Thái cho hay, phía công ty đã phải tạm ngưng 2 công trình trong tổng 6 công trình đã ký hợp đồng trọn gói vào cuối năm 2020. Do giá thép tăng cao nếu cố thi công sẽ gây thiệt hại nặng nề cho công ty.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp (Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng VN) đưa ra đánh giá: “giá BĐS nhà ở chắc chắn sẽ tăng trong thời gian sắp tới, vì tốc độ giá nguyên vật liệu tăng nhanh và không có dấu hiệu giảm, khiến chi phí xây dựng ban đầu khoảng 4 triệu đồng/m2 tăng lên khoảng 4,5-4,8 triệu/m2".
Khi nguyên vật liệu tăng giá, đồng nghĩa với việc BĐS nhà ở cũng phải tăng theo. Tuy nhiên, đó là đối với những dự án chưa được chào bán, còn những dự án đã mở bán đưa thông tin giá đến với khách hàng rồi thì không thể thay đổi giá nếu không muốn mất một số lượng lớn khách hàng. Trong trường hợp này 2 bên nhà thầu và chủ đầu tư sẽ phải ngồi lại thỏa thuận với nhau, thường thì trong hợp đồng nhà thầu được phép bàn giao chậm tiến độ từ 3-6 tháng, phía chủ đầu tư ký với khách hàng cũng thế.
Nhà thầu đứng trước nguy cơ lỗ nặng khi giá thép tăng 40%
Theo báo cáo của Hiệp hội thép VN, kể từ thời điểm xuất hiện dịch Covid 19, giá thép trên thị trường thay đổi khá phức tạp. Cuối năm 2020 , giá thép đã có xu hướng tăng mạnh, qua giữa quý I/2021 được điều chỉnh giảm nhằm bình ổn thị trường, nhưng lại có chiều hướng tăng từ tháng 5/2021. Thị trường đang rơi vào thế bị động khi chưa xác định được chiều hướng tăng-giảm của nguyên vật liệu này.
Đưa ra số liệu cụ thể, loại thép cuộn D6,D8 ( của các thương hiệu Hòa Phát, Pomina, Việt Nhật, Việt Ý, Tung Ho) có giá 12 triệu đồng/ tấn vào năm 2020. Đến tháng 4/2021 báo cáo về là 16,9 triệu đồng/tấn. Và lập kỷ lục đỉnh điểm là 19,5 triệu đồng/tấn vào tháng 5/2021, đến nay lại đang có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ghi nhận phía Nam , tính đến thời điểm ngày 21/7/2021 giá thép đã giảm về dưới 17 triệu đồng/tấn. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho các nhà thầu và chủ đầu tư. Tuy nhiên, dù giá thép có xu hướng giảm nhưng vẫn cao hơn thời điểm ký hợp đồng năm 2020 tới 40%. Bên cạnh đó, không chỉ mỗi giá thép, mà các nguyên liệu khác cũng rục rịch đội giá: cát, đá tăng 15-20%, gách tăng 10%, xi măng, gạch ốp, bê tông tăng 5-10% khiến các nhà thầu chao đảo giữa làn sóng tăng giá của thị trường, rơi vào hoàn cảnh tiến không được mà lùi cũng không xong, chấp nhận tiếp tục làm thì thua lỗ, có thể dẫn đến phá sản, không làm thì bị phạt vi phạm hợp đồng với chủ đầu tư.
Dự án Căn Hộ Legacy Central – bình ổn giá giữa thời điểm nhạy cảm của thị trường vật liệu
Trong khi nhiều dự án Bất Động Sản lao đao vì nhà thầu không đảm bảo được tiến độ thi công dự án, chưa thỏa thuận được phương án giải quyết khó khăn giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công. Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh (Kim Oanh Group) đã mạnh dạng đi theo đúng kế hoạch ban đầu đề ra. Gần đây nhất, vào ngày 22/7/2021, phía Kim Oanh Group đã thông báo cho nhân viên về việc tổ chức mở booking (đặt chỗ) online trên toàn hệ thống cho dự án Căn Hộ Thuận Giao hay có tên thương mại là căn hộ “Legacy Central”. Điều đặc biệt là giá thành được chào bán chỉ từ 900 triệu đồng/ căn (chưa bao gồm VAT), vẫn đúng như bảng giá đang chào rộng rãi trên thị trường trong khi giá nguyên vật liệu đang tăng cao. Và minh chứng rõ nhất “sức nóng” của căn hộ Legacy Central Kim Oanh là chỉ trong 24h từ lúc mở bán đã nhận “đặt chỗ” được hơn 120 căn.
Theo thông tin từ chủ đầu tư cho biết, đơn vị thi công hợp tác trong dự án Legacy Central là Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, một doanh nghiệp có hơn 30 kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng các dự án Bất Động Sản lớn nhỏ trên khắp cả nước. Do đó, Tập đoàn Địa Ốc Kim Oanh hoàn toàn tin tưởng và tự tin khi đưa ra quyết định mở booking (đặt chỗ) ngay trong thời điểm dịch Covid 19 bùng phát mạnh mẽ.
Dự án Legacy Central Kim Oanh tọa lạc trên mặt tiền đường Thuận Giao 25, phường Thuận Giao, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Tại đây cư dân được đáp ứng đầy đủ tiện ích của một khu căn hộ cao cấp từ không gian sống đến khu vực giải trí hiện đại. Hiện nay, căn hộ dưới 1 tỷ đồng ở thị trường Bình Dương gần như là “ tuyệt chủng”. Nắm bắt được tiêu chí của phần lớn người dân là “ngon, bổ, rẻ”. Kim Oanh Group tung ra thị trường hơn 1.800 sản phẩm giá rẻ nhắm vào tầng lớp trung lưu và người lao động trẻ.
Dưới sức ép khá lớn từ thị trường nguyên vật liệu tăng cao, chắc chắn phía chủ đầu tư và nhà thầu gặp không ít khó khăn để tính toán lại sao cho hạn chế rủi ro một cách tốt nhất. Nhưng đối với dự án Căn Hộ Legacy Central Kim Oanh vẫn đảm bảo chạy đúng tiến độ xây dựng và đúng thời điểm bàn giao nhà cho cư dân vào quý I/2023 theo đúng như hợp đồng đã đề ra.
Theo thông tin mới nhất, Bộ Xây Dựng đã đưa ra chính sách hướng dẫn bù giá cho thép và các loại vật liệu tăng giá đột biến, sau khi tổng hợp báo cáo từ các địa phương, doanh nghiệp xây dựng... thì Bộ sẽ gửi báo cáo cho Chính phủ để đưa ra giải pháp nằm bình ổn giá cho thị trường.