535 Dự Án Bất Động Sản bị Tỉnh Đồng Nai hủy kế hoạch sử dụng đất

Những dự án Bất Động Sản nằm trong địa bàn tỉnh Đồng Nai kéo dài thời gian san lấp mặt bằng chưa phát triển xây dựng được cở sở hạ tầng đã quá hạn, chủ đầu tư dự án đang xin dừng hoặc không phù hợp với quy hoạch và điều kiện phát triển của địa phương đều bị hủy.
Theo báo cáo tỉnh Đồng Nai đang rà soát kiểm tra lại toàn bộ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trong giai đoạn từ 2021-2030 và các kế hoạch sử dụng đất giai đoạn từ 2021-2025. Dự kiến đang có khoảng 535 dự án với tổng diện tích lên đến hơn 4.600ha nằm trong kế hoạch này.
Từ đầu năm 2015 đến bây giờ. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai đã thông báo hủy 203 dự án Bất Động Sản tại khu vực TP.Biên Hòa và TP.Long Khánh, với tổng diện tích hơn 900ha.
Thông tin chính thống từ Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai cho biết hiện các dự án BĐS đã bị thu hồi và hủy bỏ đều do kế hoạch phát triển sử dụng đất của các chủ đầu tư đã quá thời gian quy định, nhưng chủ đầu tư dự án vẫn chưa tiến hành triển khai săn lắp mặt bằng cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ đầu tư xin hoãn dự án, và có những dự án đã không còn thích hợp với điều kiện phát triển vận động kinh tế của địa phương, dự án BĐS của các chủ đầu tư chưa phát triển được xã hội hóa. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện phát triển các dự án BĐS, các công tác thu hồi, bồi thường giải phóng và san lấp mặt bằng cũng gặp ít nhiều khó khăn, cản trở nên phía chủ đầu tư dự án phải thay đổi địa điểm khác, dẫn đến pháp lý dự án và các thủ tục giấy tờ liên quan đến việc sử dụng đất chưa được hoàn thiện.

Kết nối thành phố Biên Hòa và thành phố Dĩ An, Bình Dương qua Cầu Đồng Nai.

Theo thống kê của Ban Quản Lý các cụm khu công nghiệp tại Đồng Nai cho biết, Hiện có 32 khu công nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Nai thì có 59 dự án Bất Động Sản của các doanh nghiệp đang tạm ngưng hoạt động do phía chủ đầu tư dự án hoạt động không hiệu quả. Có tổng cộng 45 dự án trong số này thuộc các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số tiền đăng ký là 166 triệu USD14 dự án BĐS có vốn đầu tư trong nước, tổng số tiền đăng ký lên đến gần 806 tỷ đồng.


Theo thông tin từ Báo Đồng Nai, thì khoảng từ 4 năm trở về đây, "cơn sốt đất" nông nghiệp ở địa bàn tỉnh Đồng Nai bắt đầu đang bùng phát mạnh. Hiện nay, giá đất nông nghiệp tăng dần từ 4 đến 10 lần so với những năm 2016. Cơn sốt này diễn ra ở các huyện và các thành phố đô thị vệ tinh trên địa bàn tỉnh. Theo dữ liệu thống kê trên trang tin Bất Động Sản Vhome cũng nhận định. Tỉnh Đồng Nai trong những tháng gần đây đang một trong những địa phương được đông đảo người dùng quan tâm nhất.
Theo các nhà chuyên gia Bất Động Sản cho rằng, “sức nóng” về giá ở thị trường bất động sản Đồng Nai vẫn sẽ tăng dần đều, thậm chí có thể tăng cao, vượt qua nhiều tỉnh thành ở phía Nam đang có tình trạng BĐS đứng lại do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, bởi vì bất động sản có phát triển hay không phải dựa vào nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng, vị trí, dân cư, quy hoạch định hướng phát của địa phương,...Cảnh bảo từ báo chí các cơ quan, ban nghành chính thống có liên quan đến việc sử dụng đất đai thì thực trạng cho thấy đang có rất nhiều doanh nghiệp chạy theo tài chính, doanh thu và lợi nhuận nên có các chiêu trò “thổi phồng” giá đất nông nghiệp lên cao tạo ra “bong bóng” Bất Động Sản ảnh hưởng mạnh đến thị trường Bất Động Sản cả khu vực.